“Bà bầu ăn măng khô được không?” là một trong những câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm trong giai đoạn thai kỳ bởi măng khô là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tạo nên những món ăn hấp dẫn đối với bà bầu, chẳng hạn món miến gà nấu măng khô, thịt kho măng khô,…

Nhưng thực chất bà bầu có ăn được măng khô không? Hãy cùng nhà Nam Long tìm ra lời giải đáp trong bài viết sau đây các mẹ nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong măng khô

Măng khô là thực phẩm khá lành tính đối với phụ nữ mang thai. Ăn măng khô cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Ca, P, Vitamin C, Vitamin nhóm B (B1, B2, B3), Caroten, Glucid, Magie, Kali… tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Tùy theo từng loại măng mà măng khô chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau. Nhìn chung, chúng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các vitamin thiết yếu nhưng lại có ít chất béo. Đặc biệt, nhờ có chất xơ, măng khô giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón thai kỳ. Các dưỡng chất trong măng còn giúp phụ nữ mang thai phòng chống tình trạng béo phì, cao huyết áp,…

bau-an-mang-kho-duoc-khong
Trong 100g măng khô có 23g nước, 13g protid, 2,1g lipid, 21,5g glucid, 36g chất xơ.

Bà bầu ăn măng khô được không?

Vì măng khô chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, cho nên các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng nếu dùng với liều lượng vừa phải và tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì câu trả lời là đối với câu hỏi “Bà bầu ăn măng khô được không?”.

Măng khô có thể lưu trữ lâu hơn và khi nấu nước dùng cũng có hương vị đặc biệt khác hẳn măng tươi.

Vậy bà bầu nên ăn măng khô như thế nào và ăn với liều lượng bao nhiêu là đủ?

Các dưỡng chất trong măng khô rất tốt cho cơ thể mẹ bầu, tuy nhiên thực phẩm này cũng chứa nhiều hoạt chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu bạn dùng với số lượng nhiều. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể người bình thường nên ăn măng khô khoảng 2–3 lần/tháng. Mỗi lần khoảng 300 gram là đủ. Còn đối với các mẹ bầu thì một tháng chỉ nên ăn măng khoảng 1–2 lần, mỗi lần không quá 200 gram (với măng khô là tính lượng măng đã được ngâm nở). Khi ăn nên chia thành 1-2 bữa nhỏ để cơ thể có thời gian đào thải chất độc ra ngoài.

Ngoài ra một điều cần đặc biệt lưu ý khi ăn măng khô đó là phải sơ chế măng khô thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các mẹ nhé.

Xem thêm bài viết: Cách ngâm măng khô mềm, sạch và loại bỏ độc tố.

5 lợi ích tuyệt vời của măng khô đối với bà bầu

Măng khô rất giàu vitamin A, E và nhiều khoáng chất cần thiết. Vì vậy, bà bầu ăn măng khô có chừng mực vừa không gây hại cho sức khỏe mà còn nhận được những lợi ích sau đây:

Tăng cường hệ miễn dịch

Măng với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus nên mẹ bầu hãy dùng vào những giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Điều đó sẽ giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh như cúm, cảm lạnh trong thai kỳ.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Lượng chất xơ dồi dào trong măng có tác dụng làm giảm các cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó hạn chế nguy cơ liên quan đến các bệnh tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn măng giúp bổ sung chất xơ còn có tác dụng giảm ách tắc đường ruột. Hỗ trợ điều trị chứng táo bón khi mang thai hiệu quả cho các mẹ bầu.

Giúp kiểm soát cân nặng

Măng chứa lượng đường, calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm khác, măng là thực phẩm giảm cân lý tưởng.

Phòng ngừa ung thư

Măng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn cản hoạt động của các gốc tự do trong cơ thể. Điều này giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư.

Những điều cần lưu ý đối với mẹ bầu khi ăn măng khô

Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng việc ăn măng khô có thể gây hại đến thai nhi, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu vẫn nên tuân thủ liều lượng được cho phép khi ăn thực phẩm này.

Ngoài những thành phần dinh dưỡng tốt, trong măng cũng chứa một loại glucozit gọi là cyanide. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, dịch chua, glucozit bị thủy phân giải phóng ra acid cyanhydric (HCN). Đây là chất gây ngộ độc với biểu hiện dễ thấy nhất là đau đầu, buồn nôn, tê lưỡi.

Luộc hoặc ngâm măng nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ HCN.

Nếu đem luộc hoặc rửa nhiều lần thì HCN trong măng sẽ bay hơi và hòa tan hết nhưng các hóa chất do con người sử dụng để bảo quản măng được lâu hơn thì chưa chắc. Vì vậy, khi ăn măng dù măng tươi hay khô, các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đặc biệt là không sử dụng chất bảo quản.

Măng Le khô Gia Lai Nam Long cam kết không dùng chất bảo quản.

Một số lưu ý khác

  • Đối với sản phụ trong 3 tháng đầu khi chưa quen với những thay đổi bên trong cơ thể, thì việc ăn nhiều măng có thể gây đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là thiếu máu do chất HCN trong măng làm giảm quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể. Vì vậy, lúc này đối với câu hỏi ”Bà bầu ăn măng khô được không?“ thì câu trả lời sẽ là KHÔNG nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ nhé.
bau-an-mang-kho-duoc-khong
Một bát canh măng có thể giúp mẹ bầu ngon miệng hơn trong 6 tháng cuối thai kỳ. 

Tham khảo: Cách nấu món canh móng giò hầm măng khô cực kỳ lợi sữa cho mẹ sau sinh.

Ngoài ra:

  • Mẹ bầu cần tránh ăn măng đã chế biến sẵn vì không thể đảm bảo việc sơ chế đã loại bỏ hết độc tố trong măng hay chưa.
  • Mẹ bầu mắc bệnh về tiêu hóa, hoặc bị sỏi mật, sỏi thận nên tránh ăn măng trong thai kỳ.
  • Không nên ăn đồ lạnh ngay sau khi ăn măng để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa. 
  • Khi ăn măng nên nhai chậm để tiêu hóa hết chất xơ, giúp hạn chế bị đầy hơi, khó tiêu.
Đặc sản măng Le khô không phẩm màu, không hóa chất của vùng núi Gia Lai – Kon Tum.

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn vừa có câu trả lời cho việc bà bầu ăn măng khô được không vừa có thêm nhiều kiến thức bổ ích về dinh dưỡng khi mang thai, đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Chúc các bạn và gia đình, đặc biệt là các mẹ bầu có những bữa cơm với các món từ măng khô thật ngon miệng và an toàn!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *